Kết quả tìm kiếm cho "quê Tiền Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 4553
Tối 22/11, tại Công trường Trưng Nữ Vương, phường Mỹ Long, (TP. Long Xuyên, An Giang), Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch An Giang tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (22/11/1832- 22/11/2024), có chủ đề: “Một thoáng Thất Sơn”.
Hôm nay (ngày 22/11/2024), tỉnh An Giang bước vào “tuổi” 192, kể từ thời điểm tên gọi “An Giang” được ghi vào lịch sử (năm 1832). Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngày 22/11 hàng năm là Ngày truyền thống tỉnh An Giang. Vì vậy, khắp mọi nẻo đường là hình ảnh cờ hoa rực rỡ, chào mừng sự kiện trọng đại của quê nhà.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Hát trống quân là loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều nét độc đáo, từ xa xưa đã trở thành nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của người dân trên mảnh đất "xứ nhãn" - Hưng Yên.
Sau 1 ngày xét xử, chiều tối 20/11, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang tuyên án tử hình đối với bị cáo Trần Thành Trung (Trung muối, sinh năm 2001, ngụ khóm Phó Quế, phường Mỹ Long) và tuyên phạt tù chung thân đối với bị cáo Nguyễn Lê Phương Tây (sinh năm 2004, ngụ khóm Bình Đức 1, phường Bình Đức) về tội “Giết người” xảy ra tại khu vực chợ Mỹ Xuyên, gây bức xúc dư luận quần chúng nhân dân.
Làm quan 38 năm, trải qua 3 triều vua (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, nhưng cuối đời Tổng đốc Phan Khắc Thận gặp lận đận, thậm chí bị tiếng oan là người “hèn nhát”.
Sáng 20/11, Trường THPT Nguyễn Văn Thoại (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn) tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Cuối năm, nhiều doanh nghiệp (DN) cần lao động để tăng cường phục vụ sản xuất hàng Tết, trong đó, lao động phổ thông chiếm số lượng lớn.Vì vậy, người lao động (NLĐ) trong tỉnh có nhiều lựa chọn công việc.
Từ xa xưa, ông cha ta đã tự hào nước mình là “văn hiến chi bang”. Truyền thống quý báu đó hình thành nên nhiều truyền thống tốt đẹp khác, trong đó có hiếu học gắn với “tôn sư trọng đạo”.
42 năm qua, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thực sự trở thành ngày hội truyền thống của toàn dân, thắm đượm nghĩa tình thầy - trò, được tổ chức trọng thể ở khắp nơi. Các thầy giáo, cô giáo của tỉnh An Giang luôn gương mẫu hưởng ứng, thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, “Dạy tốt - học tốt”... đóng góp to lớn trong nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phòng Chính trị Lữ đoàn 962 đoạt giải nhì; Công an tỉnh đoạt giải ba; Văn phòng Đoàn - Hội (Trường Đại học An Giang) đoạt giải khuyến khích. Đó là kết quả Cuộc thi chuyên đề “Tự hào quê hương An Giang” do Thư viên tỉnh tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (1832 - 2024).
Sau những ngày tung hoành trên cánh đồng mênh mông, con nước lũ cũng đến ngày về lại cùng sông rồi ra biển lớn. Với dân câu lưới, con nước cuối mùa là hy vọng để họ đón năm mới trong sự no đủ, ấm cúng.